khonggiana3
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesRegisterLog in



 

Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
boypro1511
Admin
Admin
boypro1511

Male Scorpio Monkey
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 962
Tiền(Keng) Tiền(Keng) : 1381
Sinh nhật 1992-11-15
Đã được cảm ơn: : 6
Tuổi : 32
Sở thích : computer

Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010 Vide
PostSubject: Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010   Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010 Icon_minitimeSat May 01, 2010 8:36 pm

Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010 của Bộ GD -



* Thời gian tuyển sinh



Các đợt thi đại học
Bạn nhớ nghiên cứu kỹ tài liệu tuyển sinh trước khi
nộp hồ sơ dự thi


* Đợt I: Ngày 4/7 và 5/7/2010 thi đại học (ĐH) khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lí sẽ thi tiếp môn năng khiếu Vẽ đến ngày 8/7/2010.



* Đợt II: Ngày 9/7 và 10/7/2010 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu.



* Đợt III: Ngày 15/7 và 16/7/2010 thi cao đẳng (CĐ). Các trường CĐ có thi môn năng khiếu sẽ thi đến ngày 20/7/2010.
Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 14/7/2010.



* Thời hạn nhận hồ sơ
Từ ngày 10/3 đến 17giờ ngày 10/4/2010 là thời gian để các thí sinh thi ĐH gởi hồ sơ dự thi (trực tiếp tại trường học đối với học sinh khối 12 và tại các trường ĐH đối với thí sinh tự do). Thí sinh nhận giấy báo thi từ ngày 30/5 - 5/6/2010.


* Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng


Bộ GD - ĐT cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 dự kiến tăng 10% so với năm 2009, chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tăng 17%. Như vậy, dự kiến chỉ tiêu tuyển mới vào các trường ĐH, CĐ năm 2010 khoảng 570.000 thí sinh. Trong đó, 3 nhóm ngành dự kiến chỉ tiêu tuyển mới nhiều nhất gồm: nhóm ngành Kĩ thuật công nghệ (gần 143.000 thí sinh); nhóm ngành Kinh tế -Tài chính - Ngân hàng (trên 100.000 thí sinh); và nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư (gần 100.000 thí sinh). Kế đến là nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân Văn (khoảng 90.000 thí sinh); nhóm ngành Sư phạm (gần 65.000 thí sinh); nhóm ngành Y - Dược (51.400 thí sinh)...



Một số thông tin khác

>>Không ra đề thi ĐH, CĐ vào những phần có nhiều cách giải
>>Ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy mới
>>Công bố Lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ 2010
Thí sinh đến làm thủ tục dự thi đại học
Đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển như thế nào?
Thí sinh dự thi (ĐKDT) tại trường nào thì làm hồ sơ ĐKDT vào trường đó;
Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.
Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).
Thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng 1 vào trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH;
Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.
Chuẩn bị gì cho Hồ sơ ĐKDT và ĐKXT?
Hồ sơ ĐKDT gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2; Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường); Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các sở GD&ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển. Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của sở GD&ĐT, thí sinh nộp ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.
Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung.
Những thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; đạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.
Nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT: Theo đúng thời hạn quy định trong lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh,…
Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của lịch công tác tuyển sinh, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Cách thức, thời gian làm bài thi?
Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo phương pháp trắc nghiệm.
Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi theo phương pháp trắc nghiệm là 90 phút.
Thời gian quy định cho mỗi đợt thi của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ là 4 ngày. Ngày thứ nhất làm thủ tục dự thi. Ngày thứ hai và thứ ba làm bài thi và ngày thứ tư dự trữ cho trường hợp cần thiết.
Làm thủ tục dự thi như thế nào?
Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi: Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước); Nhận Thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi không kiêm thẻ dự thi); Nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi.
Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học,... thí sinh phải báo cáo HĐTS để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Ủy viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý;
Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổi sau.
Vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ quy định gì?
Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi;
Xuất trình Giấy chứng minh thư khi CBCT yêu cầu;
Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản;
Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi;
Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi;
Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. m bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.
Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý;
Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh;
Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.
Lưu ý đặc biệt sau trúng tuyển
Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.
Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.
Trước khi được xét tuyển chính thức, sinh viên phải qua kiểm tra sức khỏe toàn diện do các trường tổ chức. Việc khám sức khỏe phải theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Giấy khám sức khỏe do Hội đồng khám sức khỏe của trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.



THỤY QUÂN tổng hợp
(theo:baomoi)
Back to top Go down
https://a3cuatoi.forumvi.com

Những thông tin nóng hổi về mùa thi 2010

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
khonggiana3 :: THẾ GIỚI HỌC TẬP :: CÁC MÔN HỌC KHÁC-
Make a forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Cookies | Forumotion.com