boypro1511 Admin
Tổng số bài gửi : 962 Tiền(Keng) : 1381 1992-11-15 Đã được cảm ơn: : 6 Tuổi : 32 Sở thích : computer
| Subject: Bí quyết ôn thi của thủ khoa đạt điểm tuyệt đối Sun Apr 25, 2010 9:26 pm | |
| Vũ Minh Long, thủ khoa 31/30 điểm năm 2006 (được cộng 1 điểm thưởng vì đạt giải ba môn Toán trong kỳ thi HSG quốc gia) của Khoa Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, chia sẻ bí quyết ôn tập và làm bài thi các môn khối A.
Vũ Minh Long >> Trực tuyến cùng các Thủ khoa 30 điểm
Học thầy không tày học bạn
Vũ Minh Long chia sẻ: “Cái gì chưa hiểu thì cần hỏi bạn bè hoặc thầy cô ngay, phải hiểu sâu thì mới có khả năng làm được bài. Cũng trong khoảng thời gian này nên tranh luận nhiều với bạn bè để bổ sung kiến thức cho nhau. Qua nói chuyện với bạn bè còn có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau như cách học lý thuyết, cách trình bày bài sao cho khoa học…”
Năm lớp 12, Long là học sinh lớp Toán 1, khối chuyên THPT của Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong lớp, Vũ Minh Long và Nguyễn Văn Quyết, thủ khoa Đại học Xây dựng năm 2006, là “đôi bạn cùng tiến”.
Có đề thi hay, bài toán khó, cách giải mới, lạ, hai bạn đều chia sẻ với nhau. Gặp một bài toán hóc, Long và Quyết lại chụm đầu vào cùng tìm đủ mọi phương án, cho tới khi cả hai phải “bó tay” thì mới “cầu cứu” tới các thầy.
Long chia sẻ: “Do em khá Hình học còn Quyết giỏi Đại số hơn nên khi cùng nhau mày mò tìm cách giải cho một bài toán khó, cũng là lúc chúng em phát huy sở trường, bổ sung kiến thức cho nhau.”
Kết quả là Long và Quyết đã trở thành đôi bạn thủ khoa với số điểm khó tin 31/30 vì cả hai đều được cộng điểm thưởng do đạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia.
Long cũng khuyên các thí sinh nên tham gia thi thử để biết trình độ mình tới đâu. Ngoài ra, kỳ thi này còn cho các thí sinh tập dượt tâm lý cho kỳ thi thật. Đặc biệt năm nay áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn, thí sinh càng cần thi thử để nắm vững kiến thức và làm quen.
Đối với môn Toán, khi kiến thức đã được trang bị đầy đủ, để có thể làm bài thi một cách hoàn hảo thì cần có một sự trình bày tốt, không thừa không thiếu. “Điều này chỉ có thể có được nhờ làm nhiều đề thi và học hỏi từ bạn bè. “ - Long chia sẻ.
“Bí kíp” ôn luyện từng môn
Với mỗi môn thi, Vũ Minh Long lại có “bí kíp” khác nhau nhưng Long nhấn mạnh: “Học môn gì thì cũng cần chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm thì mới có thể giỏi được. Dù có thông minh mấy mà không chăm cũng không thể có được kết quả cao.”
Trong quá trình ôn thi, mỗi sáng thức dậy, Long đều đọc hết lý thuyết của một chương trong sách giáo khoa. Trước khi đi ngủ, Long viết lại các kiến thức đó ra giấy và so sánh với giáo trình để đảm bảo chính xác từng chi tiết nhỏ. Nhờ thế mà trong đề thi đại học có cả những câu hỏi vào phần lý thuyết không trọng tâm nhưng Long vẫn đạt điểm tuyệt đối.
Đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm, càng dễ rơi vào những phần kiến thức nhỏ mà thí sinh dễ bỏ qua. Vì vậy, cần nắm chắc từng phần mới có thể đạt điểm tối đa.
Về môn toán, Long cho biết cần phải nắm vững được các dạng bài tập và phải luyện nhiều bài tập thì mới có được kỹ năng, cũng như phản xạ tốt khi làm bài.
Đối với loại bài khảo sát hàm số, cần nắm vững các kiểu hàm số và đồ thị của nó, làm quen với các dạng bài liên quan đến nó như phương trình tiếp tuyến, tiệm cận, sự tiếp xúc của các đồ thị…
Đối với dạng bài giải phương trình lượng giác thì cần nắm vững các công thức biến đổi lượng giác.
Đối với loại bài về hình học giải tích thì lại cần nắm vững phương trình của các đường thẳng, của các mặt phẳng, hay của các đường conic…
Về môn vật lý, điều quan trọng nhất là nhớ lý thuyết và sau đó vận dụng vào bài tập. Kiến thức Vật lý rất phong phú vì liên quan đến thực tế. Cần có một bản đề cương hệ thống ngắn gọn kiến thức, có những phần nào, mỗi phần có các dạng bài nào liên quan đến nó.
Ví dụ nói về Cơ thì có dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn, hay dao động bất kỳ…; nói về Điện xoay chiều thi lại có dạng bài hộp đen, dạng bài RLC, dạng bài đoạn mạch không có điện trở hoặc không có tụ điện…; nói về Quang thì lại có kính hội tụ, kính phân kỳ…
Về môn Hoá học, theo Long thì điều quan trọng là hiểu rõ bản chất. Có nắm rõ bản chất thì mới viết được phương trình.
Điều này thể hiện ở Hoá vô cơ, có nắm được 3 loại phương trình cho nhận proton (axit-bazơ), phương trình cho nhận electron (oxi hoá-khử), phương trình cho nhận ion thì mới có thể hiểu được là đề bài đang nói về phương trình nào.
Ngoài ra cũng cần nắm vững thứ tự phản ứng, khi đấy mới có thể làm đúng bài. Còn về Hoá hữu cơ thì điều quan trọng là kỹ năng làm bài, còn phương trình dễ hơn.
Môn Hoá là môn dễ bị “lừa” nhất, do đó cần đọc kỹ đề bài, làm từ từ thì sẽ không bị nhầm. Long khuyên thí sinh nên ôn tập trong quyển “Bộ đề thi tuyển sinh”, trong ấy có cả lý thuyết và bài tập. Ngoài ra có quyển “121 bài tập hoá học” có nhiều bài tập “lừa” học sinh, làm nhiều sẽ không bị đánh lừa.
Theo Lan Hương VietNamNet |
|