boypro1511 Admin
Tổng số bài gửi : 962 Tiền(Keng) : 1381 1992-11-15 Đã được cảm ơn: : 6 Tuổi : 32 Sở thích : computer
| Subject: Gian nan đường vào giảng đường đại học Fri Sep 11, 2009 4:26 pm | |
| TT- - Họ đã thi đỗ đại học, nhưng để đến được với giảng đường mơ ước, có không ít bạn trẻ đang phải đối diện với những nẻo đường quá đỗi gian nan...
TT - “Em vừa đậu Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Công nghiệp TP.HCM. Đậu đại học, mừng cũng nhiều mà lo nhiều hơn...” - Phạm Ngọc Ly Ly, học sinh Trường THPT Trịnh Hoài Đức (Bình Dương), thổ lộ.Ly kể: “Vừa thi xong ĐH, em đã đi xin việc ngay vì nghe nói học ĐH đóng rất nhiều tiền. Em làm ở Công ty may Chutex (Khu công nghiệp Sóng Thần), cách nhà khoảng 16km. Lương khởi điểm chỉ có 1.080.000 đồng/tháng nhưng trong thời điểm này đó là số tiền rất có ý nghĩa với em. Mình kiếm được chút nào hay chút đó để có tiền trang trải cho những ngày học ĐH, nếu thi đậu. Còn nếu thi rớt thì vừa làm vừa lấy tiền luyện thi ĐH năm sau... May mắn là em đã đậu”.Nỗi lòng cô SV công nhânNhững dòng tâm sự hằng ngày của cô học trò nghèo ghi đầy trong cuốn sổ nhật ký nhạt nhòa nước mắt: “... Tôi đi làm từ 7g sáng, nếu tăng ca thì hơn 9g tối mới về đến nhà. Vì làm ở kho phụ liệu nằm chung với kho cắt nên rất bụi. Lúc nào tôi cũng phải đeo khẩu trang. Mấy ngày đầu về mệt quá tôi không ăn uống nổi, chỉ lăn ra ngủ rồi sáng hôm sau lật đật dậy đi làm. Đi làm cực quá. Tôi nghĩ nếu không chịu học, không có bằng cấp, chỉ vùi đầu làm công nhân sẽ không bao giờ thoát khỏi cảnh nghèo khổ...... Tôi không đến trung tâm luyện thi. Nhà không có điều kiện sao tôi dám đòi ba. Tôi sợ ba tủi thân... Tôi làm hết bài tập trong sách giáo khoa và chỉ mua sách bài tập hóa nâng cao về giải. Sách toán thì bạn bè cho mượn. Còn môn lý, các bạn trong lớp đi học thêm photo tài liệu cho... Tôi lên mạng tải những đề thi năm trước rồi tự giải”.Ông Phạm Văn Lợi, cha của Ly, tâm sự: “Lúc con bé mới 6 tuổi, vợ tôi mất vì bị u não đúng đêm giao thừa. Tôi đã bán cả mảnh đất và căn nhà gia đình đang ở nhưng vẫn không cứu được vợ mình. Mẹ mấy đứa nhỏ ra đi, bỏ lại cho tôi năm đứa con nheo nhóc. Tôi chuyển từ Đồng Nai về Bình Dương, vẫn theo cái nghề của vợ mình lúc còn sống: làm gốm”.Sáu cha con ông Lợi ở nhờ trong căn nhà thờ dòng họ ở Bình Nhâm (Bình Dương). Đó là nhà ngói, gần sập nên mấy lần bị mưa dột dữ quá, cả nhà chỉ biết ôm nhau cho đỡ lạnh. Ông phải để năm đứa con nhỏ ở nhà, đi làm đến tối mới về. Nhà chẳng có điện đóm gì. Ông Lợi trồng mấy luống môn ở gần rãnh nước làm thức ăn. Cả đàn con quanh năm suốt tháng chỉ ăn cháo với môn nước, hết xào lại luộc... Bữa ăn sang trọng của gia đình chỉ là một tô... mì ăn liền.Năm 2002, người ta lấy đất bán nên cha con ông Lợi phải đi tìm nhà trọ. Từ đó tới giờ chuyển 5 nhà trọ rồi. Năm bé út (Ly Ly) học lớp 3, lớp 4 gì đó, thầy hiệu trưởng bảo trường sẽ xây nhà tình thương tặng. Nhưng nhà Ly làm gì có đất mà xây!Mấy anh em tự bảo nhau học hành. Nhưng nhà nghèo quá, từng người thay phiên nhau bỏ học dần đi làm phụ việc, làm công nhân bữa đói bữa no. Chỉ còn Ly ráng học.“Em dự định vừa đi học vừa xin làm phục vụ ở một nhà hàng để có tiền đi học. Mục tiêu trước mắt là ráng học thật giỏi để lấy học bổng. Còn ước mơ? Em chỉ muốn có một công việc thật ổn định, thu nhập tương đối cao sau khi ra trường rồi góp tiền dần, mua một miếng đất để ba ở, không phải long đong như lúc thuê nhà nữa. Nhưng chẳng biết có thể thực hiện được ước mơ không vì trước mắt những khoản tiền chi phí cho đầu năm học còn chưa lo nổi nói chi lâu dài...”, Ly bảo vậy.Tâm tình cậu SV làm mướn“Mới 18 tuổi nhưng ai cũng bảo mặt em nhìn già quá. Em vừa đậu ĐH Sài Gòn (khoa môi trường, 17 điểm) và Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (khoa kỹ thuật điện tử, 22,5 điểm, chưa cộng 0,5 điểm khu vực 2). Còn Trường ĐH Kinh tế thì em được 19 điểm, đang đợi giấy báo kết quả. Sáng nay em xin nghỉ làm để lên trường lấy giấy báo kết quả nhưng chưa thấy. Có lẽ xa quá, chưa gửi về kịp...” - Võ Minh Đức, học sinh Trường THPT Bình Chánh (huyện Bình Chánh, TP.HCM), kể.Vừa thi xong ĐH, Đức đi làm thêm ngay. Cậu học trò này theo mấy người trong xóm đi cuốc đất, trồng cỏ trên vỉa hè ở các công trình trong TP, tích cóp ít tiền để có thể tự lo cho mình khi vào ĐH. Hằng ngày, 5g sáng cậu phải thức dậy chuẩn bị đến khu đại lộ Đông - Tây làm thuê. Đức bảo công việc này tuy vất vả nhưng cũng bình thường vì từ những năm học phổ thông cậu đã theo ba đi làm phụ hồ. Một ngày kiếm được 70.000 - 80.000 đồng.Những ngày xách nước, trộn hồ, khuân gạch..., tay phồng rồi chai đến độ cầm bút không được. Dành dụm được bao nhiêu, cậu gửi mẹ để vào năm học mới mua sách vở hoặc phụ mẹ mua thức ăn hằng ngày. Đức kể mẹ cậu làm công nhân, lương chỉ 1.500.000 đồng/tháng. Ba làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh theo mùa: nắng đi làm còn mưa ở nhà.Những năm học phổ thông, cậu đi bộ đến trường. Đường xa, vào mùa mưa, mẹ Đức lấy mảnh bao đựng phân urê cắt đôi ra làm áo mưa cho anh em cậu che mưa đi học. Sách vở thì bọc trong bao nilông. Đức thổ lộ: “Em hiểu nhà mình nghèo nên phải ráng học, không dám đi học thêm. Lên lớp cố nghe giảng bài thật kỹ. Thấy bạn nào có cách giải hay thì ghi lại. Chiều về sau giờ làm thêm lại học bài và tự giải bài tập...”.“Ở khu nhà em (ấp Long Thới, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) còn heo hút lắm, chưa có Internet nên em không lấy được đề thi các năm trước. Em cũng không có tiền đến các trung tâm luyện thi. Em cố làm hết bài tập trong sách giáo khoa cho thật vững rồi tìm những anh chị khóa trước hoặc bạn bè mượn thêm sách. Đi thi mà cứ lo, không ngờ lại đậu... Nhưng thi đậu rồi lại đối mặt với nỗi lo khác, lấy tiền đâu mà lo chi phí nhập học trong những ngày sắp tới?”.Đức bảo trước khi thi có nghe bạn bè mách rằng Nhà nước có chính sách cho mượn tiền đi học nên mới dám thi ĐH. Người thân của Đức biết tin con thi đậu thì niềm vui chưa trọn vẹn mà nỗi lo cuống cuồng. Tiền đâu cho con đi học? Gia đình cậu từng dự định bán nhà để lo cho con. Nhưng bán nhà rồi thì chỗ đâu mà ở? “Em tính đi làm thêm để lấy tiền lo học phí nhưng không biết xin việc chỗ nào. Ước mơ của em chỉ đơn giản là ra trường, đi làm phụ ba mẹ nuôi hai đứa em học hành đàng hoàng thì mới thoát nghèo được. Mà giờ sao thấy lo quá...”, Đức nói.Tôi quyết tâm họcBa đang ráng từng ngày vì tôi. Có buổi chiều đi học về tôi thấy mặt ba xanh tái, tay phải bị sưng. Thì ra xe hư mà không có tiền sửa, ba phải đẩy bộ xe cả hơn chục kilômet! Lúc đó, tôi mới cảm nhận rõ sự cực nhọc và hi sinh thầm lặng của ba khi lo cho tôi đi học. Khi ấy tôi đã nghĩ mình phải quyết tâm học.Phạm Ngọc Ly Ly |
|