khiconhauan HẠ SỸ
Tổng số bài gửi : 209 Tiền(Keng) : 419 1992-09-30 Đã được cảm ơn: : 5 Tuổi : 32 Sở thích : ăn, ngủ, đếm đôla,...
| Subject: TRƯỚC KHI TO TIẾNG Tue Aug 04, 2009 8:15 am | |
| Dù muốn hay không muốn thì trong cuộc sống, mỗi người không thể tránh khỏi việc to tiếng, cãi cọ.
Trong đó, chủ yếu là do một trong hai bên không thể chấp nhận được cách xử sự hay một lí do nào đó của bên kia. Ở trường, bạn có thể to tiếng với đứa bạn. Khi về nhà, to tiếng với thằng em, ông anh, bà chị. Có khi, không kiềm chế được bản thân, bạn còn phát ngôn bừa bãi với cả những bậc “bô lão” (ba, mẹ, thầy cô...).
Tuy nhiên, cuộc sống cũng nên hạn chế đến mức có thể những lời to tiếng. Kẻo không sẽ dễ mất lòng và cả gây tổn thương cho nhau. Trước khi “to tiếng” với người khác, bạn thử suy nghĩ thật kĩ những điều sau:
1. Nền tảng của mối quan hệ
Bạn hãy thử nghĩ mà xem. Để có một tình bạn, bạn và người kia đã trải qua biết bao buồn vui bên nhau. Khi bạn gặp khó khăn và cần ý chí để vươn lên, người bạn kia đã đến và giúp đỡ bạn thế nào? Tình bạn của hai bạn đã được xây bằng thời gian, niềm tin và sự hi sinh cho nhau. Có cần phải “to tiếng” để rồi mất đi một tình bạn đẹp? Tương tự, đứa em của bạn chỉ là một đứa nhỏ. Và vì nhỏ hơn nên nếu nó có đòi hỏi điều gì quá đáng thì với tư cách của một người chị, bạn nên tỏ ra “người lớn” hơn mới phải? Hi sinh một chút quyền lợi bản thân để có tình cảm anh chị em gắn bó hay là “to tiếng”, bới móc nhau chỉ vì cái lợi nhỏ bé trước mắt? Mối quan hệ là quan trọng hay bạn chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu bản thân, cái tôi cá nhân tức thời?
2. Mức độ sự việc
Bạn có phải là người hay thích “bù lu bù loa”? Nhiều khi sự việc chẳng nghiêm trọng như bạn nghĩ nhưng bạn lại hay muốn đẩy nó tới tận “cao trào”? Nếu trường hợp thực sự bạn khó có thể chịu đựng được nếu sự việc không được giải quyết một cách minh bạch, bạn phải cãi lí bằng được (để giải toả cảm xúc hay đòi lí lẽ cho mình) thì “to tiếng” là điều nên. Nhưng nếu mâu thuẫn của bạn chỉ nhỏ như một hạt bụi, tại sao không bỏ qua cho người đối diện nhỉ? Nếu đứa em của bạn nhất quyết đòi mẹ bạn phải mua sơn tường nhà màu hồng, trong khi bạn lại thích màu xanh ngọc. Không ai chịu ai. Thay vì to tiếng cãi cọ, tại sao bạn và em bạn không ngồi lại với nhau và trình bày lí do của mỗi bên. Như vậy chẳng phải sẽ vừa dân chủ, vừa nhẹ nhàng hay sao?
3. Niềm vui không chỉ ở một người
Không phải lúc nào khi một mâu thuẫn biến thành cuộc cãi cọ thắng thua giữa hai bên lại chỉ xuất phát từ phía sai lầm của bên kia. Trước khi định nặng lời với một ai đó, bạn nên suy nghĩ kĩ lưỡng rằng liệu mình đã hoàn toàn đúng hay chưa. Bạn có quá áp đặt người khác và gạt ngoài tai ý kiến chính đáng của họ? Nếu một trong hai bên không chịu thừa nhận thiếu sót của mình, cuộc cãi cọ to tiếng sẽ rất có nguy cơ không thể hoà giải được. Muốn có niềm vui, nên xuất phát từ thiện ý của cả hai bên. Nếu đã chót để cuộc cãi vã xảy ra, bạn nên chú ý một số điều sau để không trở thành tấn bi kịch:
- Lắng nghe người đối diện nói, không cắt ngang một cách thô bạo.
- Thừa nhận người kia có lí (nếu người ấy nói đúng) và hỏi rõ quan điểm của người ấy (nếu chưa hiểu rõ).
- Nói ý kiến của mình bằng một giọng ôn hoà, cầu tiến.
- Không bao giờ đấu tranh với mục tiêu “thắng và thua” mà chỉ là để hiểu nhau hơn. Nếu đặt mục tiêu “thành-bại” quá nặng thì dễ khiến bạn bị mất hướng và sai lầm trong quan điểm, dễ cãi chày, cãi cối, bảo vệ quan điểm một cách mù quáng, thiếu sáng suốt, cổ hủ, cố chấp.
Bạn này, trong cuộc sống, hãy biết nhún nhường một chút để vẹn cả đôi đường nhé! |
|