khiconhauan HẠ SỸ
Tổng số bài gửi : 209 Tiền(Keng) : 419 1992-09-30 Đã được cảm ơn: : 5 Tuổi : 32 Sở thích : ăn, ngủ, đếm đôla,...
| Subject: HỌC TỪ NHỮNG CHÚ KIẾN Tue Aug 04, 2009 8:00 am | |
| | Làm việc tập thể thực ra không khó. Nhưng teen Việt nhà mình vốn tự thân vận động, không thích ràng buộc vào nhau. Truyện rằng những chú kiến bé nhỏ đã đoàn kết với nhau để hạ gục một lão voi già kiêu căng to tướng. Đặt trường hợp những anh chàng tí hon này không biết tương trợ cho nhau, chắc chẳng bao giờ chúng đạt được thành công rực rỡ như vậy.
Nỗ lực chung - Thành quả của tất cả Làm việc tập thể thực ra không khó. Nhưng teen Việt nhà mình vốn tự thân vận động, không thích ràng buộc vào nhau. Những người giỏi sợ bạn bè trong nhóm không làm tốt như ý và tự nguyện xòe tay lãnh hết mọi công việc về mình. Những bạn khác thì phần vì lười, phần vốn chẳng quen kết hợp với nhau nên những công việc nhóm (teamwork) khó mà thành công tốt đẹp. Bí kíp cho bạn Hiểu đồng đội
Một nhóm tốt đòi hỏi một tập thể vững vàng với những mối quan hệ tốt đẹp. Hãy dành thời gian tìm hiểu về những người đồng đội của bạn. H.Lan (18t, TPHCM) kể: “Lúc trước mình chẳng có tí cảm tình gì với tên H. cùng lớp. Con trai gì mà mặt mũi cứ lạnh te, chẳng bao giờ thấy mở miệng nói được một câu. Nhưng cũng từ lúc phải tập kịch chung với hắn, thấy hắn lăng xăng, nhiệt tình và hài hước thì bao nhiêu ác cảm trôi tuột đi đâu mất”.
Thực tế, có những người bạn rất hòa đồng, dễ mến núp sau một vẻ ngoài khinh khỉnh. Nếu không dành thời gian để tìm hiểu họ, bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện rằng mình đã ghi thiếu tên bao nhiêu người trong danh sách “bạn tốt” của mình đâu. Giữ lời hứa
Nếu bạn đã hứa sẽ làm một việc gì đó với team của mình, hãy hoàn thành đầy đủ công việc đó. Một cái máy không thể chạy tốt nếu bộ phận của nó chỉ được gia công nửa vời hoặc làm sơ sơ cho có. Những đồng đội cùng nhóm cần phải có niềm tin vào nhau. Hãy nhận lời khi bạn biết chắc rằng mình sẽ làm được. Nếu phần việc được giao vượt quá khả năng của bạn, hãy từ chối hoặc yêu cầu được giúp đỡ. Đừng vơ quá nhiều việc rồi mặc kệ cho nó tốt xấu gì cũng được. Nếu bạn đã thất hứa một lần (như tới trễ, không làm phần báo cáo của mình…) khiến cả nhóm bị ảnh hưởng thì thử hỏi lần sau, ai sẽ tin tưởng vào bạn nữa. Có tranh luận càng tốt!
Những ý kiến trái ngược nhau là một trong những cách kích thích sự sáng tạo. Khi hai hay nhiều bạn trong nhóm tranh cãi, điều đó đồng nghĩa với việc nhóm sẽ bàn luận để đi đến một kết quả tốt nhất làm hài lòng cả hai bên (như một phương pháp, hướng giải quyết, cách dàn dựng vở kịch…). Tuy nhiên, hãy giữ nhiệt độ của những cuộc tranh luận không lên quá cao. Nếu không, chúng sẽ đốt cháy tình bạn và mọi cố gắng bằng những cuộc cãi vã ầm ĩ “một sống một còn” theo kiểu: “Cậu thấy thế tốt thì cậu cứ làm, tớ không làm”.... Tốt nhất, khi hai bên đang tranh luận, một hay hai người bạn khác cần đóng vai trò trọng tài và người hòa giải. Những nhân này sẽ giúp không khí cuộc tranh luận thoải mái hơn. Tips nhỏ bỏ túi 1/ Hãy xác định những mục đích mà nhóm bạn cần đạt tới. Mục đích càng rõ ràng bao nhiêu, các bạn sẽ càng dễ dàng vạch ra đường đi và giành lấy chúng bấy nhiêu. 2/ Bàn bạc cụ thể, thẳng thắn và chân thành vớu tất cả các thành viên trong nhóm về kế hoạch và công việc sắp tới. Như vậy, các thành viên sẽ có thể hiểu rõ team mình chuẩn bị làm gì.
3/ Hãy đảm bảo rằng mỗi thành viên đều được phân công công việc rõ ràng. Các đồng đội của bạn cần phải hiểu họ nên làm gì và có trách nhiệm với từng phần việc của mỗi người. Sự lộn xộn khó hiểu sẽ gây nhầm lẫn cho các thành viên trong nhóm, khiến họ chán nản. 4/ Không xác định được phần việc của mình cũng dễ gây hiểu lầm, cụ thể là các thành viên sẽ đụng nhau chan chát trong một phần việc nào đó. 5/ Niềm tin là một điều không thể thiếu trong họat động đội nhóm. Nếu các bạn có thể làm việc chung với những người bạn thân của mình thì quá tốt rồi. Nếu không, hãy học cách tin tưởng và giành lấy lòng tin của các đồng đội khác trong nhóm nhé. 6/ Đừng quên nói “cảm ơn” khi bạn nhận được một sự giúp đỡ hay “xin lỗi” nếu bạn thật sự đã sai. Tuy chúng nhỏ bé và đơn giản nhưng lại chứng minh rằng bạn là người rất cân bằng, biết phân biệt đúng sai 7/ Nếu bạn thắc mắc một vấn đề nào đó, hãy hỏi thật kĩ lưỡng. Đừng vội ôm một mớ công việc vào người và mất phương hướng vì bạn chẳng hiểu nó nhắm vào mục đích gì, hay mình sẽ phải làm gì. Nếu cần, hãy yêu cần những người đồng đội hỗ trợ bạn nhé. Tất cả vì mục tiêu chung của nhóm mà. 8/ Đừng vội cau có khi nghe những lời góp ý. Đôi khi, “thuốc đắng” thì “giã tật”. Bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân từ những lời khuyên chân thành. Với những lời góp ý có ý xấu, đơn giản là hãy bỏ qua chúng thôi. Thời gian sẽ chứng minh ai thành công và hạnh phúc hơn! |
|
|