ma doi BINH NHÌ
Tổng số bài gửi : 97 Tiền(Keng) : 148 Đã được cảm ơn: : 1
| Subject: TÌNH BẠN " NỬA MÙA" Sat Aug 01, 2009 6:58 am | |
| | Tình bạn "nửa mùa" | | Khi một người nào đó luôn ân cần, nhiệt tình với bạn bỗng chốc trở mặt và nói xấu bạn, rồi lại hòa đồng thân thiện như xưa và...tiếp tục chỉ trỏ, kiếm chuyện…thì giữa bạn và người ấy đang tồn tại một tình bạn “nửa mùa”
“Bạn đặc biệt” xuất hiện khắp nơi
Cún (lớp 10 trường L) trình bày quan điểm: “Thường thì mới bước vào tuổi teen, tình bạn “nửa mùa” xuất hiện tràn lan và không có điểm dừng. Lúc thì “nương tựa”, giúp đỡ nhau, khi khác lại “bo xì”, cãi chí chóe rồi lại tiếp tục thân thiện…Đó là chuyện bình thường. Ai trong chúng ta cũng có ít nhất vài “bạn đặc biệt” như thế. Học trò mà. Nhưng lý giải cho việc này thế nào thì cũng hơi rắc rối…”
Quả thật như vậy. Có đôi khi những người bạn “bất thường” đó rất tốt, cũng có khi “hơi tệ”. Bạn không đo lường được bản chất thật của họ, nhưng có một điều bạn quả quyết: “Không an toàn để chơi chung với những người như thế”.
“Bạn đặc biệt” thường tồn tại trong các bữa tiệc, trên mạng, và đa số là trong lớp.
Chuyện “không của riêng ai”
H.O (lớp 12 trường N) đã nói vậy. O kể: “Năm lớp 11, lớp mình có một nhỏ từ thành phố chuyển về. Rất đẹp và lại ra dáng tiểu thư nữa, nên bọn con gái đâm ra ganh tị và…ghét luôn, dù nhỏ thân thiện, dễ thương và khiêm tốn. Lúc đầu nhỏ rất mến mình, nhưng giờ chắc không còn nữa vì mình đã “ăn theo” bọn con gái trong lớp để “chơi xấu” và chọc nhỏ. Mình có hối hận nên đã nói chuyện thân thiện, nhưng khi tụi bạn “rủ rê” lần nữa lại tiếp tục hành xử kỳ cục. Lần gần đây nhất, mình đã tháo đồ cột tóc nhỏ ra và giấu. Nghĩ lại thấy ân hận, nhưng thấy mình không làm gì quá đáng nên cứ tiếp diễn hoài. Hùa theo có gì đâu!”...
Trái với H.O, Nắng (lớp 11 trường V) lại là “nạn nhân”. Cô bạn kể: “Hồi cấp 2, mình thân với một nhỏ, mà nhỏ này bị cả bọn học sinh cá biệt trong lớp ghét. Mình không biết lý do nên vẫn chơi với nhỏ, thế là cũng không ai ưa. Mình chẳng bao giờ quên được những lần “khủng bố tinh thần” của bọn nó, khi thì chặn đường tụi mình, lúc thì xô ngay khi đi cầu thang, bữa khác đặt một cục gạch thật to lên bàn. Vậy mà trong giờ kiểm tra, tụi nó năn nỉ thấy tội. Thật đáng sợ...”
Nhím Xù (18 tuổi) bộc bạch: “Chuyện này ai cũng từng gặp phải. Không ít thì nhiều. Đời mà, không thể bắt mọi người đều quý mến mình. Càng lớn, “tình bạn nửa mùa” càng chuyển biến tích cực, tức là không hành xử kiểu “trấn áp” mà toàn xài “hàm ý”, “nói bóng nói gió”…Ai có bản lĩnh thì quên chuyện đó, ai yếu đuối thì giữ mãi trong lòng, thậm chí bật khóc vì bị ăn hiếp, hoặc vui trong một khoảnh khắc nhỏ khi thấy “đối phương” thân thiện bất ngờ”...
Càng tìm hiểu, càng khó hiểu
Nhím Xù kể: “Trong lớp mình, có một bạn nữ rất thích thời trang nên ăn mặc có phong cách. Vậy mà bọn con gái trong lớp cũng ghét. Khi thấy bạn ấy thay đổi kiểu tóc hoặc có trang phục mới thì tụi nó tặc lưỡi, lắc đầu cười cười “nổi quá”, hoặc nhìn nhau hàm ý. Mình thấy khó chịu giùm. Mỗi người đều sở hữu quyền tự do cá nhân, đâu thể ghét một người chỉ vì vẻ ngoài của người đó!”
Y.L (lớp 12 trường M) cho biết: “Đa phần tình bạn “nửa mùa” diễn biến phức tạp. Lúc thì cả hai nói chuyện với tần số dày đặc (dù không được hiểu nhau cho lắm), khi lại nhìn nhau lấm lét, mặt mày hầm hực. Không phải kiểu “tình bạn chập mạch” nào cũng khiến ta lo nghĩ, nhưng làm ta ái ngại khi ứng xử”...
Cách tốt nhất: Phớt lờ Một ngày nào đó, ai kia ghét bạn? Chẳng sao, cứ làm ra vẻ “nai tơ”, không hề biết đến chuyện ấy, đợi đến khi họ “bình thường”, gặp bạn hỏi thăm, nhiệt tình chu đáo thì bạn “đáp lễ” lại bằng cách trò chuyện lịch sự (tất nhiên cũng phải có giới hạn, đừng quá quỵ lụy). Thật sự những mối quan hệ xã giao không thân thiết luôn làm chúng ta bối rối. Biết đâu họ chẳng hề ghét bạn, chỉ vì hôm đó thời tiết thất thường khiến tâm trạng họ cũng khác đi thì sao? |
|
|
pechut_n Guest
| Subject: Re: TÌNH BẠN " NỬA MÙA" Fri Jul 30, 2010 7:57 am | |
| lam ji co tinh ban nua mua tat ca moi thu tren the gioi deu la hinh tron ma,tren the gioi moi thu deu la hinh tron.t tin la vay.hihi! |
|